Kỹ Thuật

Thép Mạ Kẽm Có Hàn Được Hay Không? Kỹ Thuật Hàn Thép Đúng

Thép-Mạ-Kẽm-Có-Hàn-Được-Hay-Không-Kỹ-Thuật-Hàn-Thép-Đúng

Thép mạ kẽm là một loại vật liệu xây dựng phổ biến trong ngành xây dựng, có khả năng chống ăn mòn và làm chậm quá trình oxy hóa. Lớp mạ kẽm giúp bảo vệ kết cấu thép bên trong, hạn chế tác động của môi trường và gia tăng độ bền cho công trình. Tuy nhiên, một số thợ có thắc mắc liệu rằng thép mạ kẽm có hàn được không? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Hùng Cường Bình Dương tìm hiểu về thông tin trên và kỹ thuật hàn thép đúng nhé.

Thép mạ kẽm là gì? 

Trước khi khám phá câu hỏi trên, Hùng Cường mời bạn tìm hiểu qua về loại sản phẩm này nhé. Mạ kẽm là quá trình phủ một lớp kẽm lên bề mặt thép với phương pháp điện phân hoặc nhúng nóng, tạo ra lớp bảo vệ hạn chế ăn mòn, làm chậm quá trình oxy hóa từ các tác nhân bên ngoài. Từ đó giúp bảo cấu thép trước các tác động từ môi trường.

Thép-Mạ-kẽm-Là-Gì

Thép mạ kẽm có hàn được không?

Thép mạ kẽm có hàn được, tuy nhiên Quý thợ thầu cần tuân thủ một số biện pháp sau để đảm bảo chất lượng của từng mối hàn cũng như an toàn sức khỏe bản thân. Trong quá trình hàn, lớp mạ kẽm trên bề mặt sẽ tiếp xúc với nhiệt độ cao. Từ đó sản sinh ra khói chứa oxit kẽm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người thợ khi hít phải, đồng thời còn tiềm ẩn nguy cơ bỏng do tia lửa hàn bắn ra. Vì thế, trong quá trình thực hiện, bạn nên trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng.

Ngoài ra, khi hàn ở nhiệt độ cao, lớp kẽm trên bề mặt ống có thể tạo xỉ, dẫn đến nứt hoặc rỗ khí, ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của mối hàn. Vì vậy, thợ hàn cần tuân thủ đúng kỹ thuật để đảm bảo mối hàn chắc chắn và đạt hiệu quả tối ưu.

Nguyên nhân khiến thép mạ kẽm bị thủng khi hàn

Với thông tin tinh trên, Hùng Cường Bình Dương hy vọng bạn đã có câu trả lời dành cho mình rằng thép mạ kẽm có hàn được không? Chúng tôi hy vọng bạn đã tìm ra câu trả lời cho riêng mình. Mặc khác, nhiều thợ khi hàn ma kẽm thường hay bắt gặp tình trạng bị thủng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thép mạ kẽm bị thủng khi hàn? Hãy cùng với Hùng Cường tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân khiến thép mạ kẽm bị thủng khi hàn có thể do lựa chọn que hàn không phù hợp, vết cắt chưa chính xác, dòng hàn quá cao hoặc kỹ thuật hàn chưa đạt chuẩn. Đó là một trong những nguyên nhân khi hàn bị thủng.

Nguyên-Nhân-Thép-Mạ-Kẽm-Thủng-Khi-Hàn

Cách hàn mạ kẽm đúng kỹ thuật

Để thực hiện thao tác đúng kỹ thuật, trước hết bạn cần trang bị những vật dụng bảo vệ lao động, dụng cụ và thiết bị đúng chuẩn. Lưu ý việc lựa chọn máy hàng và que hàn là một trong những điều quan trọng. Bạn nên lựa chọn loại máy hàng với công suất thích hợp với độ dày của hộp sắt. Quý thợ thầu có thể tham khảo thêm về máy hàn Mig, loại sản phẩm thích hợp với thép mỏng hạn chế gây hư hại.

Bên cạnh đó, que hàn cũng ảnh hưởng đến chất lượng của từng mối hàn. Phụ thuộc vào công suất cảu máy, thợ hàn có thể chọn que hàn 2-2.6 mm đối với máy hàn 200A. Hoặc que hàn 2.6-3.2mm với máy 250A-300A. Đối với máy hàn công suất cao 300A-400A nên lựa chọn que hàn 3.2-4mm, hay máy hàn 400A-500A sử dụng que hàn 3.2-4mm. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tham khảo thêm từ nhà cung cấp vật liệu hàn để lựa chọn loại que hàn phù hợp nhất với nhu cầu thực tế.

Chuẩn bị sắt hộp mạ kẽm

Cắt các thanh sắt hộp theo kích thước phù hợp với đường cắt chính xác, tránh vát hoặc mẻ. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp sắt thép trên khu vực Bình Dương và vùng lân cận. Hãy tham khảo đến Hùng Cường Bình Dương, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị uy tín và được sự tín nhiều đến từ các công trình trọng điểm. 

Chọn dòng hàn

Việc lựa chọn dòng hàn là một trong yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, bạn nên lựa chọn dòng hàn chính xác. Để đảm bảo mối hàn đạt độ ngấu và chắc chắn, thợ hàn lưu ý dòng hàn cần được điều chỉnh phù hợp với đường kính que hàn và loại điện cực sử dụng. Thợ hàn có thể tham khảo thêm thông tin trên bao bì sản phẩm que hàn.

Trong quá trình hàn, thợ cần điều chỉnh độ dài hồ quan thích hợp với đường kính que hàn và vị trí hàn. Nếu hồ quang quá ngắn, mối hàn có xu hướng đông cứng nhanh, dễ hình thành vảy. Ngược lại, hồ quang quá dài có thể khiến tia lửa bắn mạnh. Ngoài ra, tốc độ hàn chậm dễ gây rỗ khí, ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn. Thế nên, thợ hàn cần phải điều chỉnh độ dài hồ quan hợp lý

Thao tác kỹ thuật hàn sắt mạ kẽm

 Quy trình thao tác hàn sắt mạ kẽm cũng là một trong những thao tác quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của mối hàn. Vì thế, anh em thợ hàn lưu ý phải thực hiện đúng kỹ thuật và trang bị đủ trang thiết bị bảo vệ lao động. Thợ hàn cần thao tác que hàn với góc hàn thích hợp với độ dày của thép mạ kẽm. Đối với một số lại mỏng dưới 0,8mm, thợ cần chú ý lựa chọn góc nghiêng để hạn chế thủng và giảm nhiệt trong quá trình hàn. Bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật hàn chấm bon để kiểm soát được nhiệt toả ra.

Kỹ-Thuật-Hàn-Thép-Mạ-Kẽm

Khi hàn trên bề mặt thép hộp, hãy đặt que hàn với góc nghiêng 5 – 15 độ theo hướng di chuyển, sao cho ngược chiều với hướng que. Người mới hàn có thể di chuyển dọc theo trục mối hàn, giữ hồ quang ổn định để dễ kiểm soát. Để thực hiện mối hàn sắt mạ kẽm đẹp và đảm bảo kỹ thuật, thợ hàn có thể tham khảo thao tác sau:

Thao tác 1: Hàn chấm tại hai đầu để giữ cố định vị trí. 

Thao tác 2: Gõ nhẹ để loại bỏ xỉ trước khi tiếp tục hàn. Việc gõ nhẹ giúp bề mặt mối hàn nhẵn, sạch, giảm bớt các vết xỉ xám hoặc xỉ bong tróc. Bên cạnh đó, giúp cho thợ hàn dễ dàng quan sát mối hàn để phát hiện lỗi như nứt, rỗ khí hoặc thiếu chảy, từ đó điều chỉnh kịp thời.

Thao tác 3: Thực hiện hàn, đối với sắt dày thì hàn liên tục để đảm bảo độ kết dính, còn sắt mỏng hàn ngắt quãng để tránh quá nhiệt và biến dạng.

Thao tác 4: Kiểm tra lại mối hàn, việc kiểm tra lại giúp cho thợ xác định được mối hàn đúng kỹ thuật cũng như chất lượng của mối hàn.

Thao tác đặt que hàn đúng chuẩn

Thợ hàn có thể đặt que theo hướng ngang hoặc hướng dọc sao cho thuận tiện trong quá trình thao tác. Lưu ý, trong quá trình hàn, thay vì hàn liên tục một đường dài, thợ cần cân nhắc đóng ngắt hồ quang liên tục, hỗ trợ bạn chi phối lượng nhiệt và làm mỏng mối hàn. Ngoài ra, bạn nên nghiên que về phía tấm tấm sắt dày hơn để hạn chế làm mỏng phần sắt với độ dày mỏng.

Thông qua bài viết vừa được chia sẻ, Hùng cường hy vọng bạn đã tìm ra câu trả lời Thép mạ kẽm có hàn được không? cũng như một số thông tin về kỹ thuật hàn. Hùng Cường hy vọng, bài viết trên đã giải đáp một phần thông tin mà bạn đang tìm kiếm, nếu bạn đang cần giải đáp một số câu hỏi khác, có thể liên hệ với chúng tôi.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *