Khi lựa chọn phương án nền móng cho các công trình, đặc biệt là nhà cao tầng, cầu cảng hay công trình công nghiệp nặng. Nhiều chủ đầu tư và kỹ sư thường phân vân giữa hai giải pháp phổ biến: cọc Barrette và cọc khoan nhồi. Loại nào có khả năng chịu tải lớn và giải pháp hiệu quả hơn trong quá trình sử dụng. Trong bài viết này hãy cùng với Hùng Cường so sánh cọc Barrette với cọc khoan nhồi nên chọn loại nào cho công trình?
Khái niệm về cọc Barrette
Cọc Barrette – còn được gọi là cọc baret hay cọc ba-rét, là giải pháp móng sâu hiện đại, được đúc tại chỗ như cọc khoan nhồi nhưng sở hữu tiết diện đặc biệt và khả năng chịu tải tốt. Khác biệt lớn nhất nằm ở hình dạng tiết diện chữ nhật, chữ I, chữ H, chữ thập… Được tạo lỗ bằng gầu ngoạm, giúp tăng đáng kể diện tích tiếp xúc với đất nền, đặc biệt hiệu quả trong việc chịu tải. Nhờ đó, cọc Barrette trở thành lựa chọn lý tưởng cho các công trình trọng điểm như nhà cao tầng, cầu, hầm,…
Chiều sâu cọc linh hoạt, có thể đạt từ vài chục đến hơn 100 mét, tùy theo điều kiện địa chất và quy mô công trình. Bạn có thể tìm hiểu rõ nét về cọc khoan nhồi là gì? Cấu tạo của cọc khoan nhồi như thế nào? Để hiểu rõ hơn về công năng cũng như nắm được những khái niệm cơ bản của loại cọc này. Vật liệu để cấu thành nên cọc Baret đến từ bê tông cốt thép, trong đó bê tông thường được sử dụng phải có cường độ cao cũng như cốt thép được bố trí hợp lý. Từ đó mới giúp cọc ba-rét có khả năng chịu lực tốt và sử dụng lâu dài theo thời gian.
Cấu tạo của cọc Barrette
Cọc Bar-rét thường có hình dạng chữ nhật với kích thước phổ biến với chiều rộng từ 0.6 đến 1.5m và chiều dài từ 2.2 đến 6.0m. Không chỉ dừng lại ở dạng chữ nhật, cọc Baret còn có thể thiết kế với nhiều tiết diện khác nhau như: +, chữ I, chữ L, chữ T. Phụ tùy theo tính chất công trình và yêu cầu kỹ thuật. Cọc ba-rét có cấu tạo thường được chia thành đài cọc đơn, đôi hoặc ba cọc, nhằm tối ưu khả năng chịu lực và phân phối tải trọng hiệu quả hơn.
So sánh cọc Barrette với cọc khoan nhồi nên chọn loại nào cho công trình?
Khi đặt lên bàn cân so sánh giữa cọc Barrette và cọc khoan nhồi, nhiều chuyên gia xây dựng đánh giá rằng cọc baret là lựa chọn ưu việt hơn đối với các công trình có tải trọng lớn, đặc biệt là công trình cao tầng, có tầng hầm sâu hoặc nằm trong khu vực dân cư dày đặc.
Về khả năng chịu tải, cọc ba-rét vượt trội với sức chịu tải có thể lên tới 1000T, móng sử dụng cọc baret thường là tổ hợp nhiều cọc ghép lại. Dễ dàng kết hợp với tường vây để tạo thành hệ móng vững chắc, phù hợp với công trình từ 2 tầng hầm trở lên.
Một điểm sáng là hiệu quả kinh tế trên mỗi mét khối bê tông mà cọc ba-rét mang lại. Ví dụ, một cọc Barrette có kích thước 2.8m x 0.8m diện tích mặt cắt 2.24m² tương đương với cọc khoan nhồi đường kính 1.75m². Tuy nhiên, diện tích mặt bên đối với cọc baret lên đến 7.2m²/m, trong khi cọc khoan nhồi chỉ khoảng 5.5m²/m. Điều này đồng nghĩa với việc cọc Ba-rét tận dụng tốt hơn vật liệu. Giúp tăng đến 30% khả năng chịu tải, mà vẫn tiết kiệm được khối lượng bê tông sử dụng.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, cọc ba-rét yêu cầu quy trình thi công kỹ lưỡng hơn, đặc biệt là việc làm sạch đáy hố khoan trước khi đổ bê tông. Tóm lại, nếu bạn đang thi công công trình lớn, tầng hầm sâu hoặc trong khu vực hạn chế không gian, cọc Barrette là một trong những lựa chọn tối ưu hơn về cả hiệu năng kỹ thuật và kinh tế so với cọc khoan nhồi truyền thống. Tuy nhiên phụ thuộc vào tình hình thực tế việc lựa chọn 1 trong 2 giải pháp này, Hùng Cường khuyến cáo bạn nên tham khảo ý kiến đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng. Nếu bạn cần tư vấn về giải pháp vật liệu xây dựng hãy liên hệ đến với Hùng Cường Bình Dương nhé.
Ưu điểm của cọc Barrette trong thi công móng
Như bạn đọc đã tìm hiểu cùng với chúng tôi, cọc baret có khả năng chịu tải tốt hơn so với cọc khoan nhồi ở phần So sánh cọc Barrette với cọc khoan nhồi nên chọn loại nào cho công trình? Vậy ngoài ưu điểm chịu tải tốt thì loại cọc này còn có như ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Cùng Hùng Cường tìm hiểu nhé.
Ưu điểm của cọc Ba-rét
- Khả năng chịu uốn và chống căng ngang tốt hơn, giúp tăng độ ổn định và an toàn cho công trình, đặc biệt trong điều kiện địa chất phức tạp.
- Dễ dàng điều chỉnh kết cấu: cho phép thiết kế linh hoạt hơn – chỉ cần một cọc Barrette duy nhất dưới mỗi cột hoặc cụm chịu tải là đủ để đảm bảo hiệu quả chịu lực.
- Tăng hiệu quả ma sát bên nhờ chu vi lớn hơn, giúp huy động ma sát đất tốt hơn so với cọc tròn có cùng diện tích, từ đó cải thiện đáng kể khả năng chịu tải của móng.
Nhược điểm của cọc Barrette
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, cọc Ba-rét vẫn tồn tại một số nhược điểm khiến cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn:
- Chi phí thi công cao hơn so với cọc khoan nhồi thông thường: Do yêu cầu về thiết bị chuyên dụng và kỹ thuật thi công phức tạp. Thế nên nên tổng chi phí đầu tư ban đầu sẽ lớn hơn, vì vậy nhiều nhà đầu tư vẫn còn. E ngại khi sử dụng loại cọc này.
- Thời gian thi công kéo dài: Việc tạo lỗ, hạ lồng thép, làm sạch hố khoan và đổ bê tông yêu cầu quy trình nghiêm ngặt. Từ đó ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án, đặc biệt ở những công trình quy mô lớn.
- Yêu cầu kỹ thuật thi công cao: Để đảm bảo chất lượng, thi công cọc Barrette đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật có tay nghề và kinh nghiệm. Nếu không dễ xảy ra lỗi ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của công trình.
Vì vậy trong quá trình thi công một hạng mục công trình, bạn cần nên hạch toán cũng như là cân đo chi phí trước khi xây dựng. Bạn có thể tham khảo Bảng báo giá xi măng các loại mới nhất để nắm bắt được tình hình giá nguyên vật liệu hiện nay. Nếu bạn đang cần hỗ trợ cập nhật giá bán của vật liệu xây dựng mới nhất hãy liên hệ với chúng tôi nhé.
Như vậy việc lựa chọn cọc Barrette hay cọc khoan nhồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô công trình, điều kiện địa chất, tải trọng yêu cầu và ngân sách đầu tư. Cọc khoan nhồi là giải pháp tối ưu cho các công trình dân dụng, nhà ở, chung cư với chi phí hợp lý và kỹ thuật phổ thông. Ngược lại, cọc Barrette vượt trội về sức chịu tải, phù hợp cho những công trình lớn, có nhiều tầng hầm, yêu cầu độ ổn định cao hoặc nằm trong khu vực địa chất phức tạp, nhưng đi kèm là chi phí và thời gian thi công cao hơn. Thông qua bài viết Hùng Cường hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ được những khái niệm cơ bản và cũng như thông tin về so sánh cọc Barrette với cọc khoan nhồi nên chọn loại nào cho công trình?