Sàn nấm là giải pháp kết cấu đang được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng công trình vì thiết kế không cần dầm. Loại sàn này giúp tối ưu chiều cao tầng, tăng tính thẩm mỹ và giảm chi phí vật liệu. Vậy sàn nấm là gì? cấu tạo và thiết kế sàn nấm trong xây dựng ra sao? Trong bài viết này hãy cùng với Hùng Cường tìm hiểu loại sàn này nhé.
Sàn nấm là gì?
Sàn nấm là một loại sàn bê tông cốt thép phẳng không có dầm, được đỡ trực tiếp bởi các cột. Tại vị trí tiếp giáp giữa cột và sàn, phần sàn thường được mở rộng ra, tạo thành hình dạng giống mũ nấm. Kiểu sàn này giúp phân bố tải trọng đều hơn, giảm moment âm tại vị trí cột. Nhờ đó, công trình sử dụng sàn nấm thường có chiều cao tầng tối ưu và không gian thông thoáng hơn.
Định nghĩa sàn nấm
Sàn nấm là loại sàn không dầm, có cấu tạo đặc biệt khi bản sàn bám trực tiếp lên các cột. Với thiết kế này giúp sàn có thể truyền lực trực tiếp từ sàn xuống cột ổn định hơn so với một số thiết kế khác. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những giải pháp giúp gia chủ hoặc công trình có thể tiết kiệm được chi phí trong quá trình thi công. Bạn có thể tham khảo bảng giá xi măng các loại mới nhất để nắm bắt giá thành sản phẩm và cân đo lựa chọn sản phẩm thích hợp cho công trình mình
Nguồn gốc tên gọi “sàn nấm”
Tên gọi “sàn nấm” xuất phát từ hình dáng mở rộng của phần sàn tại đầu cột, trông giống như đầu của cây nấm. Đây là một trong những đặc trưng dễ nhận biết nhất của loại sàn này trong các bản vẽ kiến trúc và thi công thực tế so với một số hệ sàn khác. Ngoài tên gọi, sàn nấm còn được biết đến là sàn không dầm hay trong tiếng Anh gọi là là “mushroom slab”.
Phân biệt sàn nấm với các loại sàn truyền thống
So với các loại sàn truyền thống, sàn nấm mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Như Hùng Cường đã đề cập sàn không dầm không có hệ dầm. Giúp tối ưu chiều cao thông thủy, tạo ra không gian sử dụng rộng rãi hơn. Ngoài ra, với cấu trúc dễ thi công, giúp rút ngắn thời gian thi công, đồng thời tiết kiệm chi phí nhân công so với các loại sàn truyền thống.
Hơn thế nữa, loại sàn không dầm còn nổi bật với khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, thích hợp ứng dụng trong các công trình cao tầng đòi hỏi độ an toàn cao. Đặc biệt, với nguyên liệu chính là sử dụng nhựa tái chế, nên loại sàn này không gây độc hại cho người sử dụng.
Ưu nhược điểm của sàn nấm
Ưu điểm
Một trong những ưu điểm lớn nhất của sàn không dầm giúp tiết kiệm chiều cao so với một số hệ sàn khác, đồng thời tối ưu chi phí xây tô hay vỏ bao bên ngoài. Ngoài ra, các công trình hiện nay luôn đề cao đến yếu tố môi trường hạn chế thải ra CO2 khi thi công. Loại sàn này sử dụng vật liệu ít tốn kém và giảm thiểu lượng bê tông cần thiết, nhờ cấu trúc đặc biệt.
Việc sử dụng sàn nấm giúp rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí đáng kể. Khi thi công, Việc tháo dỡ cốp pha diễn ra nhanh chóng hơn. Sàn không dầm có thể vượt nhịp lên đến 20m, thích hợp sử dụng trong nhịp từ 8m đến 12m, với nhịp 9m là mức tối ưu nhất.
Xét về khí cạnh an toàn, sàn không dầm vẫn có khả năng chịu động đất, lực tác động sẽ tỷ lệ thuận với khối lượng toàn bộ công trình và khối lượng của từng tầng sàn không nấm. Với cấu trúc sàn phẳng, lực được phân bổ đồng đều theo hai phương, giúp giảm trọng lượng tổng thể. Trong quá trình thi công kết hợp với hệ thống cột và vách chịu lực, thì sàn nấm có thể tăng cường khả năng chống động đất.
Nhược điểm
Sàn nấm đòi hỏi kỹ thuật thiết kế và thi công chính xác cao, đặc biệt ở các vị trí đầu cột. Do trần phẳng, việc bố trí hệ thống điện, nước âm trần gặp khó khăn nếu không có kế hoạch từ đầu. Ngoài ra, loại sàn không dầm này chưa hẳn là giải pháp thích hợp cho công trình yêu cầu tải trọng lớn tại vị trí giữa sàn. Bên cạnh đó, chi phí thiết kế ban đầu có thể cao hơn nếu thiếu đội ngũ kỹ thuật chuyên môn. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến đến từ các chuyên gia xây dựng trước khi ra quyết định lựa chọn giải pháp thích hợp dành cho công trình của bạn.
Ứng dụng phổ biến của sàn nấm
Sàn nấm được ứng dụng rộng rãi nhất với các dự án nhà cao tầng, chung cư, biệt thự,… Chính là bởi càng nhiều tầng thì công trình chịu lực ngang cũng như tải trọng bản thân kết cấu lớn sinh ra chi phí lớn hơn. Ngoài ra, sàn không dầm còn được ứng dụng trong trung tâm thương mại, siêu thị – nơi cần không gian rộng và ít cột. Những ưu điểm về thẩm mỹ và kết cấu giúp sàn nấm ngày càng phổ biến trong xây dựng.
Cấu tạo sàn nấm
Sàn nấm được cấu tạo từ ba thành phần chính: bản sàn, đầu cột hình nấm, hệ thống cột và lưới cốt thép. Cấu tạo này giúp công trình vừa bền vững, vừa tiết kiệm chiều cao và vật liệu, nên được áp dụng nhiều trong công trình hiện nay. Trong đó, mỗi thành phần đóng một vai trò quan trọng trong việc chịu lực hãy cùng Hùng Cường tìm hiểu tiếp nhé:
- Bản sàn: được thiết kế với độ dày thích hợp theo tải trọng yêu cầu của công trình. Cốt thép chịu lực được bố trí bên trong nhằm tăng khả năng chịu tải và chống uốn hiệu quả. Tuy nhiên số lượng cốt thép được bố trí cần phải tính toán kỹ lưỡng thích hợp với độ chịu tải của công trình. Nhằm hạn chế tình trạng dư thưa và tránh các rủi ro không đáng có.
- Đầu cột hình nắm: Giúp nâng cao khả năng chịu lực cho toàn bộ kết cấu và diện tích tiếp xúc giữa cột và sàn. Phần đầu cột được mở rộng theo hình nấm mang đến khả năng phân tán áp lực tốt hơn.
- Hệ thống cột: Cột sử dụng bê tông cốt thép có cường độ cao, với cách bố trí từ 8–10m giữa các cột. Việc bố trí này hỗ trợ giảm số lượng cột, tối ưu không gian sử dụng bên trong công trình.
- Lưới cốt thép: tăng cường khả năng chống nứt và đảm bảo đáp ứng yêu cầu chịu lực khắt khe. Với cách bố trí hai lớp bao gồm: lớp trên và lớp dưới bản sàn.
Sàn nấm có bao nhiêu loại
Sàn không dầm phổ biến nhất hiện nay có hai kiểu lần lượt là sàn nấm lồi và sàn nấm chìm. Mỗi loại sẽ có một ưu điểm vượt trội hơn, bạn đọc nên tham khảo ý kiến đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng. Để có một cái nhìn trực quan hơn trong công tác lựa chọn giải pháp thích hợp với công trình mình.
Đối với sàn nấm lồi
Sàn nấm lồi có phần đầu cột mở rộng và nhô ra khỏi mặt dưới của sàn. Thiết kế này giúp tăng khả năng chịu tải và làm giảm lực cắt tập trung tại vị trí cột. Loại sàn này thường được ứng dụng trong các công trình cần chịu tải trọng lớn.
Đối với sàn Nấm Chìm
Sàn nấm chìm có phần đầu cột mở rộng nhưng nằm hoàn toàn bên trong bản sàn. Mặt dưới của sàn phẳng, không lộ phần nấm, mang lại vẻ thẩm mỹ cao. Thiết kế này phù hợp với các công trình đòi hỏi không gian liền mạch và đồng bộ.
Vật liệu sử dụng phổ biến để thi công sàn không dầm
Vật liệu chủ yếu để thi công loại sàn này bê tông cốt thép, bởi vì đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực lâu dài. Ngoài ra, các phụ gia bê tông cũng được được sử dụng để tăng cường độ cứng và giảm co ngót trong quá trình sử dụng. Trong đó, thép sử dụng phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về giới hạn chảy và độ dẻo. Vật liệu chất lượng cao giúp sàn nấm ổn định và ít nứt trong quá trình sử dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị phân phối các sản phẩm vật liệu xây dựng chính hãng tại Bình Dương hãy liên hệ đến với Hùng Cường nhé.
Thiết kế sàn nấm trong xây dựng
Nguyên lý thiết kế sàn nấm dựa trên việc truyền tải trọng trực tiếp từ bản sàn xuống cột, qua phần nấm mở rộng. Thiết kế phải đảm bảo giảm moment âm tại cột và kiểm soát độ võng trong giới hạn cho phép. Ngoài ra cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như: tải trọng sử dụng, chiều dày sàn, chiều cao phần nấm, và khoảng cách cột. Để tính toán chính xác đúng với nhu cầu sử dụng, chúng tôi khuyến cáo bạn nên tham khảo ý kiến đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Bảng Tra Quy Đổi Mác Bê Tông C Sang M Chi Tiết, Dễ Hiểu để có thêm nhiều trải nghiệm đối với ngành xây dựng.
Thông qua bài viết, Hùng Cường hy vọng rằng bạn đã nắm rõ một số khái niệm cơ bản về Sàn nấm là gì? Cấu tạo và thiết kế sàn nấm trong xây dựng. Nếu bạn đang có khó khắn trong việc lựa chọn vật liệu xây dựng và cần được tư vẫn hãy liên hệ đến với chúng tôi nhé. Hùng Cường là doanh nghiệp chung cung ứng VlXD tại Bình Dương.