Thép là một trong những nguyên liệu được dùng phổ biến trong ngành vật liệu xây dựng. Hiện nay trên thị trường có hai loại thép được ưa chuộng là cán nóng và cán nguội. Tuy nhiên khái niệm về hai loại này chưa được phổ biến và ít người biết đến. Trong bài viết hôm nay, Hùng Cường mời bạn tìm về những thông tin của loại sản phẩm này cũng như cách phân biệt thép cán nóng và thép cán nguội nhé.
Khái niệm thép cán nóng và cán nguội
Thép cán nóng là loại được sản xuất qua quá trình ép cuộn ở nhiệt độ vượt quá nhiệt độ tái kết tinh của thép, thông thường nhiệt độ lý tưởng thường rơi vào 1000 độ C. Việc cán ở mức nhiệt này giúp thép dễ tạo hình và tính linh hoạt cao. Tuy nhiên, loại sản phẩm này có đặc tính co lại khi nguội đi.
Đối với thép cán nguội là bước được bổ sung vào sau công đoạn cán nóng giúp thép trở nên bền hơn và đúng theo kích thước người tiêu thụ mong muốn. Thông thường quy trình này thường được thực hiện ở nhiệt độ thường. Còn đặc tính thép cán nguội không bị co qua quá trình gia nhiệt.
Điểm khác biệt ngoại quan giữa thép cán nóng và cán nguội
Như vậy bạn đọc đã cùng với Hùng Cường Bình Dương tìm hiểu sơ lược về khái niệm giữa hai loại thép cán nóng và cán nguội.Vậy sự khác biệt Thép cán nóng là quy trình cán với nhiệt độ cao còn thép cán nguội là quy trình cán được diễn ra ở hay gần nhiệt độ phòng. Tuy nhiên điểm khác biết của hai loại này còn phải đề cập đến một số đặc tính vật lý, độ dày, bề mặt và một số đặc tính khác.
Phân biệt thép cán nóng và cán nguội qua ngoại quan
Mép biên của cuộn thép
Mép biên là một trong những điểm dễ nhận biết nhất, đối với thép cuộn cán nóng thường xì xì hoặc bo tròn. Ngoài ra loại sản phẩm này còn dễ bị gỉ sét khi không bảo quản đúng cách. Còn thép cán nguội thường có mép biên sắc nét và xán thẳng và ít bị co ngót.
Bề mặt và dung sai
Bề mặt của loại cuộn cán nóng thường có màu xanh đen bóng dầu, nhưng theo thời gian loại sản phẩm này có thể bị oxy hóa và chuyển sang màu đỏ nâu do gỉ sét. Bên cạnh đó, bề mặt cũng sẽ xuất hiện các cặn và biến dạng nhẹ qua quá trình làm mát nhanh từ nhiệt độ cao.
Trong khi đó, bề mặt thép cuộn cán nguội mịn màng, sáng bóng hơn và cảm giác có dầu trên bề mặt khi chạm tay vào. Quy trình cán nguội sẽ có sự dung sai thấp hơn. Vì trải qua quá trình cán mỏng ở nhiệt độ phòng và làm nguội chậm nên được kiểm soát chặt chẽ. Vậy việc cán nguội giúp mang đến cho sản phẩm có độ chính xác cao và kiểm soát được độ dày thành phẩm.
Tính linh hoạt
Với tác dụng ở nhiệt độ cao, thép cán nóng dễ uốn cong, tạo hình hay cắt theo yêu cầu hơn. Còn thép cán nguội sẽ hạn chế tạo hình, thường ở dạng phẳng hoặc tròn. Bởi vì không trải qua quá trình gia nhiệt và uốn nắn.
Độ dày thông thường
Quy định về độ dày của từng sản phẩm thường được đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 2364 – 78 cho thép cuộn cán nóng và TCVN 6524:1999, TCVN 6524:2006 cho thép cuộn cán nguội.
Tính chất vật lý
Qua quá trình gia nhiệt, thép cán nóng thường yếu hơn vì cấu trúc hạt của nó trở nên thô hơn, dẫn đến độ bền và độ cứng giảm. Ngoài ra, khi nguội tự nhiên, thép có thể co rút không đồng đều, làm giảm độ chính xác về kích thước và tính chất cơ học so với thép cán nguội. Còn thép cán nguội thường cứng hơn, vì được tạo hình ở nhiệt độ phòng hạn chế sự kéo đứt và biến dạng.
Giá thành của thép cán nóng và thép cán nguội
Giá thành của loại thép cán nguội sẽ cao hơn, do phải thêm một công đoạn gia công thêm làm tăng giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên, giá của mỗi sản phẩm còn phụ thuộc vào độ dày, thời điểm và từng loại thép. Để nhận được mức giá sắt thép xây dựng, bạn có thể liên hệ đến với Hùng Cường để được cập nhật giá thành chính xác của từng loại. Ngoài ra, chúng tôi còn là một trong những đơn vị đại lý cung cấp xi măng Nghi Sơn PCB40 uy tín tại Bình Dương.
Ứng dụng của thép cán nóng và cán nguội trong đời sống
Qua những thông tin vừa được cập nhật, có lẽ độc giả đã phần nào thấy được sự khác biệt giữa hai loại sản phẩm trên. Vậy ứng dụng của chúng. có giống nhau không? Hãy cùng với Hùng Cường Bình Dương tìm hiểu tiếp nhé.
Đối với thép cán nóng với đặc tính dễ tạo hình, thường được sử dụng để chế tác thành ống hàn, ống đút hay để chế biến thành tôn hoặc thép hình,… Ngoài ra, sản phẩm còn được sử dụng để làm nguyên liệu cho quá trình cán nguội. Còn thép cán nguội thường được ứng dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, điện lạnh hoặc sử dụng để gia công thành thép mạ kẽm. Một số thợ vẫn băn khoăn về khả năng hàn của loại thép mạ kẽm. Hãy cùng với Hùng Cường tìm hiểu thông tin qua bài viết Thép Mạ Kẽm Có Hàn Được Hay Không?
Thông qua bài viết vừa được chia sẻ từ Hùng Cường Bình Dương, Chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu được khái niệm và cách phân biệt thép cán nóng và thép cán nguội. Nếu bạn đang có băn khoăn về thông tin về ngành vật liệu xây dựng, bạn có thể liên hệ đến với Hùng Cường Bình Dương để biết thêm chi tiết.