Sắt Thép

Nguyên Liệu Sản Xuất Xi Măng Bao Gồm Những Loại Gì? Quy Trình Sản Xuất Xi Măng

Nguyên-Liệu-Sản-Xuất-Xi-Măng-Bao-Gồm-Những-Loại-Gì-Quy-Trình-Sản-Xuất-Xi-Măng

xi măng là một trong những nguyên vật liệu không còn quá đỗi xa lạ trong ngành xây dựng, thường được sử dụng để tạo thành vữa xây dựng. Đóng một vai trò chính để làm chất kết dính quan trong. Thế nhưng, thông tin về nguyên liệu sản xuất xi măng còn rất hạn hẹp đến với một số người tiêu dùng. Trong bài viết hôm nay, Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu với Hùng Cường Bình Dương nhé.

Xi măng là gì?

Trước khi tìm hiểu về nguyên liệu sản xuất xi măng, Hùng Cường Bình Dương mời Quý độc giả tìm hiểu qua khái niệm xi măng là gì? Xi măng là một loại chất kết dính thuỷ lực, loại xi măng Portland đầu tiên được cấp bằng sáng chế vào năm 1824 bởi Joseph Aspdin đến từ Anh. Ông đã tạo nên loại hợp chất này bằng cách nung hỗn hợp đá vôi cùng với đất sét ở nhiệt độ cao và nghiền thành dạng bột mịn.

Joseph-Aspdin

Với sự phát triển về mặt kỹ thuật cũng như công nghệ, ngày nay chất lượng xi măng ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, tối ưu chi phí sản xuất và giảm tác động đến môi trường. Có thể kể đến xi măng Nghi Sơn được sản xuất với công nghệ đến từ Nhật Bản thân thiện với môi trường. Bạn có thể tìm hiểu về chứng nhận sản phẩm xi măng xanh trên sản phẩm xi măng Poóc lăng hỗn hợp PCB40 Nghi Sơn để biết thêm thông tin chi tiết.

Nguyên liệu sản xuất xi măng

Quá trình sản xuất xi măng bắt đầu với việc khai thác đá vôi, đất sét và cát. Những nguyên liệu thô sau khi được khai thác phải trải qua quá trình sàng lọc và nghiền mịn. Sau đó, hỗn hợp được phối trộn theo một tỷ lệ nhất định, tùy thuộc vào loại xi măng và yêu cầu của từng nhà sản xuất, nhằm tạo ra công thức tối ưu.

Nguyên-Liệu-Sản-Xuất-Xi-Măng

Bên cạnh đó, một số thương hiệu còn bổ sung các phụ gia nhằm nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. Như Hùng Cường đã đề cập, Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, Do đó một số nhà sản xuất đã bổ sung xỉ lò cao vào xi măng nhằm giảm lượng clinker, qua đó giúp giảm khí thải CO₂ trong quá trình sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, xi măng có rất nhiều loại sản phẩm để thích ứng với nhu cầu của từng hạng mục công trình ví dụ như xi măng bền sunfat thích hợp sử dụng ở những môi trường có độ ăn mòn cao, hay xi măng ít tỏa nhiệt,… Mỗi loại sẽ có một tỷ lệ và nguyên liệu riêng để cấu thành.

Quy trình sản xuất xi măng

Quy trình sản xuất xi măng trải qua 6 giai đoạn từ thu gom nguyên liệu thô đến phối trộn, sản xuất và đóng bao. Thông thường quá trình này được sản xuất trên quy trình với các máy móc hiện đại và cơ sở phải đảm bảo tiêu chuẩn đến từ nhà máy. Hùng Cường mời quý độc giả tìm hiểu qua quy trình sản xuất bao xi măng nhé.

Nhà-Máy-Sản-Xuất-Nghi-Sơn

Giai đoạn 1: Thu thập và chiết nguyên liệu thô

Sau khi được khai thác từ các núi đá vôi, nguyên liệu thô được vận chuyển qua băng chuyền đến nhà máy để tiếp tục các công đoạn xử lý. Trước đó, những khối đá lớn sẽ được nghiền nhỏ, đạt kích thước tương đương với các viên sỏi trước khi đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, nguyên liệu sản xuất xi măng không chỉ dừng lại từ những nguyên liệu đến từ núi đá vôi, một số nhà máy còn nhập rất nhiều nguyên liệu thô khác.

Quy-Trình-Khai-Thác-Đá-Vôi

Giai đoạn 2: Nghiền và phối trộn nguyên liệu

Sau khi đã tập hợp hết các nguyên liệu thô sẽ được vận chuyển đến phòng thí nghiệm để phân tích và chia tỉ lệ phối trộn thích hợp theo loại xi măng trước khi bắt đầu nghiền. Các hỗn hợp nguyên liệu được đưa vào hệ thống máy móc, nơi con lăn quay và bàn xoay giúp nghiền nhỏ thành bột mịn. Sau khi nghiền xong, bột mịn sẽ được lưu trữ trong những đường ống trước khi đến bước tiếp theo.

Giai đoạn 3: Trước khi nung

Sau khi trải qua giai đoạn hai, nguyên liệu được vận chuyển vào buồng tiền nung trước khi bước vào quá trình nung chính. Hệ thống buồng này được thiết kế với trục xoay đứng, có nhiệm vụ tận dụng tối đa lượng nhiệt tỏa ra từ lò nung. Nhờ đó, không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn tối ưu hiệu suất sản xuất, giảm thiểu khí thải ra môi trường. Việc ứng dụng công nghệ này góp phần làm cho nhà máy vận hành hiệu quả hơn, đồng thời hướng tới mô hình sản xuất xanh và bền vững.

Giai đoạn 4: Nung trong lò luyện clinker

Nguyên liệu được đưa vào dây chuyền sản xuất với hệ thống máy móc hiện đại và trải qua quá trình gia nhiệt ở nhiệt độ cao, có thể lên đến 1450⁰C. Trong quá trình này, phản ứng hóa học khử cacbon diễn ra, giải phóng khí CO2. Đồng thời, các phản ứng giữa canxi (Ca) và silic dioxide (SiO2) tạo ra canxi silicat (CaSiO3), thành phần chính của xi măng. Lò nung được cung cấp nhiệt từ nguồn năng lượng bên ngoài, như khí tự nhiên hoặc than đá. Khi nguyên liệu di chuyển xuống phần thấp nhất của lò, chúng kết tinh và hình thành sỉ khô, sẵn sàng cho các công đoạn xử lý tiếp theo.

Công-Đoạn-Nung-Trong-Lò

Giai đoạn 5: Làm nguội và nghiền clinker

Sau khi rời khỏi lò nung, clinker được làm mát bằng hệ thống khí cưỡng bức, giúp giải phóng lượng nhiệt đã hấp thụ và dần hạ nhiệt. Phần nhiệt lượng tỏa ra này được thu hồi và đưa trở lại lò nung, góp phần tiết kiệm năng lượng và tối ưu hiệu suất sản xuất. Tiếp theo, sỉ đá làm mát được đưa vào giai đoạn nghiền, nơi các viên bi sắt giúp nghiền nhỏ thành bột mịn, tạo ra xi măng thành phẩm sẵn sàng để đóng gói và phân phối.

Giai đoạn 6: Đóng gói và lưu trữ

Sản phẩm sau khi được hoàn thiện sẽ được đóng gói với nhiều kích thước khác nhau, thông thường, khối lượng của các bao xi măng dân dung sẽ rơi vào từ 40 đến 50kg ± 5/ 1 bao. Tuy nhiên vẫn sẽ có bao dung tích lớn hơn để đáp ứng được nhu cầu thị trường như bao jumbo, trọng lượng sẽ rơi vào từ 500 đến 1000kg. Đối với các công trình hoặc cơ sở sản xuất thường ưa chuộng sử dụng xi măng xá. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm chi tiết về xi măng xá để nắm bắt thêm được thông tin về sản phẩm này.

Hiện nay có mấy loại xi măng thường dùng phổ biến?

Hùng Cường hy vọng thông qua những thông tin hữu ích trên, bạn đã nắm bắt được thông tin về nguyên liệu sản xuất xi măng Trên thị trường có nhiều loại xi măng phục vụ cho các mục đích xây dựng khác nhau, trong đó phổ biến nhất thường được sử dụng rộng rãi là xi măng portland hỗn hợp PCB40. Bạn có thể bắt gặp những dòng sản phẩm này thông qua các cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng hay các công trình đang xây dựng.

Xi măng bền Sunfat, loại sản phẩm này thường được sử dụng phổ biến tại các khu vực có khả năng bị ăn mòn hoá học cao hoặc các công trình tiếp xúc với môi trường nước và hoá chất. Nhờ khả năng chống lại tác động của sunfat, loại xi măng này giúp kéo dài tuổi thọ công trình và hạn chế tình trạng xuống cấp do phản ứng hóa học gây ra.

Xi măng xây tô, là loại xi măng chuyên dùng cho các công đoạn xây và trát (tô) tường trong xây dựng. Hỗ trợ hạn chế nứt tường giúp bề mặt tường phẳng mịn, hạn chế rạn nứt sau thời gian sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, xi măng xây tô còn có tính dẻo tốt, giúp thợ xây thao tác dễ dàng hơn, nâng cao năng suất làm việc và tiết kiệm nguyên vật liệu.

Xi măng OPC type 1 có cường độ cao thích hợp sử dụng dành cho các công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cũng như đảm bảo chất lượng. Quý độc giả có thể tham khảo dòng sản phẩm xi măng OPC type 1 Nghi Sơn đạt tiêu chuẩn ASTM C150/C150M-21. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị phân phối sản phẩm xi măng ở Bình Dương chính ngạch hãy liên hệ đến với Hùng Cường. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp một số vật liệu xây dựng khác như sắt thép, gạch ốp lát,…

Nếu bạn đang tìm kiếm loại sản phẩm xi măng xây dựng công trình dân dụng, Quý độc giả có thể tìm hiểu qua thông tin thông qua bài viết: top 10 loại xi măng tốt nhất trên thị trường loại nào phổ biến nhất. Để lựa chọn được đúng thương hiệu sử dụng cho mục đích công trình nhà mình. Với những thông tin vừa chia sẻ, Hùng Cường Bình Dương hy vọng bạn đã hiểu rõ được xi măng là gì? Cũng như nguyên liệu sản xuất xi măng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *