Trong xây dựng dân dụng và công nghiệp, móng là bộ phận quan trọng quyết định đến sự ổn định và an toàn của toàn bộ công trình. Một số trường hợp đặc biệt như xây nhà sát ranh giới đất, không thể đặt cột ở chính giữa móng. Giải pháp móng đơn lệch tâm được lựa chọn nhằm đảm bảo kết cấu vẫn vững chắc mà không ảnh hưởng đến diện tích sử dụng. Vậy móng đơn lệch tâm là gì? Cách tính toán ra sao để đảm bảo chịu lực tốt và tránh nguy cơ mất ổn định? hãy cùng Hùng Cường Bình Dương tìm hiểu nhé
Móng đơn lệch tâm là gì?
Móng đơn lệch tâm là một loại có cột không nằm ở vị trí trung tâm của móng, mà lệch về một phía, tức là điểm giao giữa trục cột và đài móng không nằm trên một hàng. Loại móng này thường được sử dụng trong các công trình xây dựng nằm sát ranh giới đất, nơi không thể mở rộng móng về cả hai bên một cách đối xứng. Có thể thấy, một số công trình hay sử dụng loại này như: nhà phố liền kề, Những vị trí không thể đặt cột ở giữa móng do hạn chế không gian,…
Khác với móng đơn chính tâm – nơi tải trọng được truyền đều xuống nền đất, thì móng lệch tâm tạo ra mô men lệch tâm. Gây mất cân bằng nếu không được thiết kế đúng kỹ thuật, do đó loại móng này yêu cầu tính toán cẩn thận về khả năng chịu lực. Đặc biệt là lực ngang và mô men uốn phát sinh, nên bạn cần phải tham khảo ý kiến đến từ chuyên gia để thực hiện loại móng này cho công trình của mình.
Cấu tạo của móng đơn lệch tâm như thế nào?
Cấu tạo của móng đơn lệch tâm tương tự như móng đơn thông thường, nhưng có sự điều chỉnh về hình dáng và bố trí thép để bù lại lực lệch do vị trí cột không nằm giữa móng. Một móng lệch tâm tiêu chuẩn thường bao gồm các thành phần như: đài móng, cột, cốt thép, bê tông,…
Đài móng là phần đế móng giúp phân bổ tải trọng đều và kết nối với hệ kết cấu móng, đồng thời cũng đóng vai trò chịu lực trực tiếp từ cột.
Cột đóng vai trò dẫn truyền toàn bộ tải trọng từ kết cấu bên trên xuống đài móng bên dưới.
Cốt thép là hệ thống không thể thiếu và được bố trí với mục đích để gia tăng khả năng chịu lực uốn và cắt.
Bê tông là một trong những thành phần giúp tạo ra một khối đồng nhất và liên kết các thành của móng. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết nên sử dụng bê tông tươi hay bê tông trộn tay để so sánh xem loại bê tông nào thích hợp sử dụng cho công trình nhà mình hơn.
Một số thiết kế móng đơn lệch tâm
Thiết kế móng đơn lệch tâm cho nhà phố yêu cầu kỹ thuật có sự chính xác cao và kinh nghiệm chuyên sâu từ người thiết kế. Vì tâm cột không thẳng hàng với tâm của đài móng, móng lệch tâm không chỉ chịu lực dọc như thông thường mà còn phải chịu thêm mô men uốn phát sinh. Điều này khiến quá trình thi công trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn kết cấu. Để móng đơn lệch tâm hoạt động ổn định và bền vững theo thời gian, cần chú trọng đến các yếu tố sau:
- Độ lệch tâm: Là khoảng cách giữa tâm cột và tâm đài móng, tác động trực tiếp đến sự phân bố nội lực.
- Tải trọng tác dụng: Bao gồm cả tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời, cần được xác định chính xác.
- Tính chất đất nền: Địa chất như cường độ chịu lực và mô đun biến dạng quyết định khả năng chịu lực cho móng. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết cách tính chiều sâu chôn móng chính xác và chuẩn nhất. Để hiểu thêm thông tin chi tiết về tính chất đất nền cũng như làm thế nào để tính toán chiều sâu chôn móng.
- Cốt thép: Phải được bố trí hợp lý để đảm bảo khả năng chịu uốn và cắt của móng dưới tác động phức tạp. Nếu số lượng thép phân bố không đều hoặc quá ít sẽ có thể dẫn đến tình trạng lún, xuất hiện các vết nứt theo thời gian sử dụng.
- Kích thước đài móng: Phù hợp để góp phần truyền tải trọng từ các thành phần công trình ở trên xuống nền đất.
Làm sao để tính toán móng đơn lệch tâm
Quá trình tính toán móng đơn là một công việc kỹ thuật phức tạp, yêu cầu sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức về cơ học đất, vật liệu xây dựng và công cụ phần mềm chuyên dụng. Mục tiêu chính là tính toán kích thước đài móng, lượng cốt thép cần được sử dụng làm sao cho phù hợp. Bên cạnh đó còn kiểm tra khả năng chịu lực của móng dưới tác động của các loại tải trọng khác nhau. Nguyên tắc thiết kế móng đơn lệch tâm dựa trên sự cân bằng giữa tải trọng công trình và sức chịu tải của nền đất. Áp lực nền có thể được tăng lên, nhưng không vượt quá 1,2 lần giá trị cường độ tiêu chuẩn của đất.
Tất cả các phép tính đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là đảm bảo độ ổn định và an toàn cho công trình, thông qua việc kiểm soát nghiêm ngặt áp lực tiếp xúc giữa đài móng và nền đất. Thông thường, một số đơn vị thiết kế thường hay áp dụng công thức R = m (A .γ.b + B.q + D.c).
Ứng dụng của móng đơn lệch tâm trong xây dựng
Loại móng này thường được sử dụng rộng rãi đối với công trình dân dụng, công nghiệp hoặc trong điều kiện thi công hạn chế cần kỹ thuật cao. Có thể thấy, thường được sử dụng trong cách nhà phố, công trình giáp ranh, cải tạo hoặc nâng cấp công trình cũ,…Việc thi công này giúp tối ưu không gian thi công và giảm chi phí vật tư so với các phương án khác. Bạn đọc có thể tham khảo bảng giá xi măng các loại để nắm bắt rõ tình hình thực tế để dự trù ngân sách của bản thân thi công công trình nhé.
Lưu ý khi thi công móng đơn lệch tâm
Trong quá trình thi công bạn nên tính toán chính xác để hạn chế các rũi ro lâu dài, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp sắt thép hãy nhớ ngay đến Hùng Cường Bình Dương. Chúng tôi là một trong những đơn vị chuyên cung cấp vật liệu xây dựng hàng đầu và có kinh nghiệm thương mại. Giúp bạn tôi ưu hoá thời gian trong quá trình giao vận và cung cấp đủ sản phẩm mà bạn cần sử dụng.
Như vậy, Hùng Cường đã cùng với bạn điểm qua một số thông tin về Móng Đơn Lệch Tâm Là Gì? Làm Sao Để Tính Toán Móng Đơn Lệch Tâm Chính Xác. Chúng tôi mong rằng thông tin trên sẽ mang lại đến bạn những kiến thức cần thiết mà bạn đang tìm kiếm. Nếu có thêm thắc mắc cần được hỗ trợ hãy liên hệ đến với Hùng Cường nhé.