Kỹ Thuật

Làm Móng Nhà Trên Nền Đất Ruộng Và Những Lưu Ý Cần Biết

Làm-móng-nhà-Trên-Nền-Đất-Yếu-Và-Những-Lưu-Ý-Cần-Biết

Làm móng nhà trên nền đất ruộng là một trong những thách thức không nhỏ, đặc biệt tại những vùng nông thôn chuyển mình thành những vùng dân cư hiện đại. Với đặc tính đất yếu, dễ sụt lún và khả năng chịu tải kém, thế nếu không xử lý móng đúng cách, công trình rất dễ gặp phải các sự cố nghiêm trọng. Trong bài viết này, hãy cùng với Hùng Cường  tìm hiểu rõ nét hơn về làm móng nhà trên đất ruộng và những lưu ý cần biết.

Những lưu ý cần thiết khi làm móng nhà trên nền đất ruộng

Khác với những nền đất cứng, đất ruộng thường có độ ổn định kém và khả năng chịu tải kém dễ bị sụt lún theo thời gian nếu không xử lý đúng cách. Ngoài ra có thể dẫn đến các sự cố nghiêm trọng như nứt tường, lún nghiêng hoặc thậm chí mất an toàn kết cấu. Thế nên gia chủ trước khi bắt tay vào xây dựng cần nắm rõ những lưu ý quan trọng dưới đây để đảm bảo móng nhà vững chắc.

Những-Lưu-Ý-Cần-Thiết-Làm-Móng-Nhà-Trên-Nền-Đất-Ruộng

Pháp lý nhà trên đất ruộng

Đất ruộng là một trong những nhóm đất nông nghiệp, nên nếu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở để xây dựng hợp pháp. Gia chủ cần tuân thủ đầy đủ quy trình pháp lý theo quy định của pháp luật để chuyển đổi cơ cấu sử dụng. Ngoài ra, bạn cần phải xác định rằng khu vực xây dựng có nằm trong diện quy hoạch hoặc có thể chuyển thành đất ở lâu dài được hay không. Điều này không chỉ giúp đảm bảo công trình được thực hiện đúng quy định, mà còn giúp bạn hoạch định đúng với nhu cầu mục đích sử dụng của bạn. Thế nên bạn cần chú ý đến pháp lý trước khi làm móng nhà trên nền đất ruộng.

Đánh giá địa chất của đất ruộng

Việc đánh giá địa chất trước khi xây dựng giúp bạn hoạch định được chi phí và phương án xây dựng trước khi ra quyết định thi công. Bên cạnh đó, việc đánh giá địa chất còn giúp bạn xác định được đặc điểm của nền đất như độ chặt, khả năng chịu tải, mức độ sụt lún hay mực nước ngầm. Từ đó có thể chọn loại móng phù hợp dành cho công trình của mình. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các loại móng nhà xây dựng và lưu ý quan trọng khi đào móng để biết thêm chi tiết để lựa chọn phương án thi công hợp lý dành cho công trình của bạn. 

Xác định hướng xây nhà

Hướng xây nhà cũng là một trong những điểm quan trọng, giúp bạn tính toán được một số yếu tố như ánh sáng, hướng gió tự nhiên cũng như phong thủy của gia chủ. Khi làm móng nhà trên nền đất ruộng, việc chọn hướng phù hợp không chỉ mang lại sự thông thoáng và tiện nghi cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, còn giúp giảm thiểu tác động từ thời tiết như nắng gắt hoặc gió mạnh. Ngoài ra, nếu lựa chọn sai hướng, ngôi nhà có thể dễ bị ẩm thấp hoặc hứng nước khi mưa lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của phần móng.

Xác-Định-Hướng-Xây-Nhà-Khi-Làm-Móng-Nhà-Trên-Nền-Đất-Ruộng

Lập kế hoạch thi công

Việc lập kế hoạch làm móng nhà trên nền đất ruộng phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thời tiết. Thời điểm lý tưởng để bắt đầu các công trình thường là mùa nắng, khi khí hậu khô ráo giúp việc thi công diễn ra suôn sẻ. Hạn chế tối đa các sự cố do mưa gió gây ra có thể khiến tiến độ bị chậm trễ, chi phí phát sinh và chất lượng công trình bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trong quá trình thi công, nhà thầu cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường. Nếu tiết trời quá nóng hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình đổ bê tông. Thế nên trong quá trình thi công móng nhà hay cả công trình thường là các tháng có thời tiết ổn định, ít mưa. Giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo chất lượng công trình bền vững theo thời gian.

Lựa chọn vật liệu thi công

Khi thi công, vật liệu cũng là một trong những điểm quan trọng quyết định chất lượng của công trình. Phụ thuộc vào tình hình tài chính bạn có thể cân nhắc sử dụng các giải pháp thích hợp dành cho công trình của mình. Hùng Cường Khuyến cáo, bạn có thể sử dụng giải pháp thép Vinakyoei hoặc xi măng Nghi Sơn, với chất lượng chuẩn Nhật giúp bạn an tâm xây dựng cho tổ ấm của mình. Bên cạnh đó, việc lựa chọn vật liệu thi công để làm móng nhà trên nền đất ruộng đòi hỏi sự kỹ lưỡng ngay từ đầu để hạn chế các trường hợp lún, nứt công trình về sau. Việc lựa chọn các vật liệu không phù hợp có thể khiến bạn phải chi trả phát sinh nhiều hơn trong giai đoạn bảo trì, trùng tu.

Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn thêm các dòng bê tông chịu lực tốt, vật liệu chống thấm chuyên dụng để gia cố phần móng hiệu quả hơn. Một nền móng kiên cố từ vật liệu chất lượng chính là bước đầu vững chắc để kiến tạo nên một ngôi nhà bền vững qua nhiều thế hệ. Hùng Cường Bình Dương là một trong những đơn vị cung cấp sắt thép uy tín trên địa bàn Bình Dương. Nếu bạn đang có nhu cầu cần báo giá hoặc tham khảo giá bán có thể liên hệ đến với chúng tôi. Bạn có thể truy cập bài viết bảng báo giá xi măng các loại để nắm rõ bảng giá tính toán chi phí thi công của mình.

 

Những sai lầm thường gặp khi làm móng nhà trên nền đất ruộng

Vậy là bạn đọc đã cùng Hùng Cường khám phá những lưu ý quan trọng cần được nắm bắt để quá trình thi công trở nên suôn sẻ. Tuy nhiên, để công trình thật sự bền vững, bạn cũng cần tránh mắc phải một số sai lầm thường gặp trong quá trình thi công.

 

Những-Sai-Lầm-Thường-Gặp-Khi-Làm-Móng-Nhà-Trên-Nền-Đất-RuộngBỏ qua việc xử lý nước ngầm và độ ẩm nền đất

Nếu không lắp đặt hệ thống thoát nước ngầm hoặc xử lý độ ẩm đất kịp thời, nền đất ruộng sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Khi gặp mưa, đất dễ trương nở, còn khi nắng nóng đất lại co ngót, gây biến đổi kết cấu. Điều này khiến nền đất yếu đi, khả năng chịu lực giảm, dẫn đến móng bị lún lệch, tường nhà nứt nẻ, thậm chí sụp đổ rất nguy hiểm.

Thế nên trong quá trình thi công móng nhà, thợ thầu cần lắp đặt hệ thống thoát nước ngầm, đồng thời bạn có thể thực hiện các biện pháp xử lý độ ẩm đất. Cụ thể như gia cố nền đất bằng vôi hoặc xi măng, việc này giúp giảm thiểu tình trạng đất ruộng bị trương nở khi gặp mưa và co ngót khi khô. Từ đó đảm bảo độ bền cho móng nhà và bảo vệ công trình khỏi những tác động của môi trường và kéo dài tuổi thọ công trình.

Không gia cố nền đất yếu

Như Hùng Cường đã đề cập khi làm móng nhà trên nền đất ruộng, bạn cần đánh giá địa chất trước khi thi công. Nếu như bạn không biết khu vực xây dựng trên nền đất yếu, theo thời gian công trình sẽ không chịu được tải trọng có thể dẫn đến trạng thái trượt nền hay lún. Vì vậy bạn cần nên lựa chọn loại móng thích hợp để phần đều tải trọng hoặc gia cố nền đất bằng cột bê tông.

Thiếu kế hoạch dự phòng cho tải trọng bổ sung

Trong quá trình thiết kế, thi công bản vẽ, bạn nên tham khảo ý kiến của các đơn vị thi công uy tín để có một cách tính chuẩn xác. Việc dự phòng tải trọng bổ xung giúp cho bạn trong tương lai có thể tăng kết cấu tầng hoặc dự trù các nội thất nặng. Thông thường, một số công trình hay thiết kế móng dư tải trọng từ 20 đến 30% so với nhu cầu thực tế.

Thi công móng không thích hợp

Tuỳ thuộc vào tình hình địa chất, thế nên việc lựa chọn loại móng thích hợp vô cùng quan trọng để hạn chế rủi ro không đáng có. Bên cạnh đó, còn hạn chế tình trạng tốn kém chi phí không cần thiết khi phải thay đổi hoặc gia cố lại móng sau một thời gian thi công. Điều này không chỉ làm tăng ngân sách công trình mà còn kéo dài thời gian hoàn thành, gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Do đó, lựa chọn đúng loại móng từ đầu là một quyết định mang tính chiến lược, giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo sự bền vững lâu dài cho công trình.

Thi-Công-Móng-Không-Thích-Hợp

Thông qua những thông tin mà Hùng Cường vừa chia sẻ, chúng tôi hi vọng bạn đã nắm rõ được cách làm móng nhà trên nền đất ruộng và những lưu ý cần biết trong quá trình thi công. Lưu ý, việc thi công cần phải tham khảo ý kiến đến từ các đơn vị thi công uy tín. Nếu bạn đang cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc tham khảo giá vật liệu xây dựng hãy liên hệ đến với chúng tôi nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *