Tầng hầm là khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất từ nước ngầm và độ ẩm, vì thế việc chống thấm là một trong những yếu tố cần được tính toán trước khi ra quyết định thi công. Trong bài viết này, Hãy cùng với Hùng Cường tìm hiểu về giải pháp chống thấm tầng hầm và kỹ thuật thi công. Mang đến cho bạn nhiều góc nhìn về một số kỹ thuật thi công phổ biến mà nhà thầu hay kỹ sư hay sử dụng.
Tổng quan về chống thấm tầng hầm
Tầng hầm luôn là khu vực có nguy cơ thấm nước cao nhất do tiếp xúc trực tiếp với đất và mạch nước ngầm. Áp suất từ lòng đất tác động lên kết cấu hầm, khi vào mùa mưa lớn hoặc thời điểm triều cường. Theo thời gian, nếu không xử lý đúng kỹ thuật, hiện tượng nứt chân chim, bong tróc lớp sơn và rêu mốc sẽ xuất hiện.
Một trong những rủi ro đáng e ngại nhất là sự xuống cấp cấu trúc bê tông cốt thép. Khi sự xâm nhập lâu ngày khiến thép gỉ sét, làm hạn chế khả năng chịu lực. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn đe dọa trực tiếp độ an toàn của toàn bộ công trình.
Chống thấm tầng hầm được hiểu là việc hạn chế để nước thâm nhập từ bên ngoài vào kết cấu tầng âm. Giải pháp này cần được triển khai song song với quá trình xây dựng, ngay từ khâu thiết kế nền móng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc chống thấm có thể thực hiện khi tầng hầm đã hoàn thiện nhưng bị rò rỉ.
Nguyên nhân gây thấm tầng hầm thường gặp
Một trong những nguyên nhân phổ biến là áp lực nước ngầm lớn, đặc biệt tại khu vực có địa chất phức tạp hoặc mạch nước di chuyển dưới bề mặt. Vì thế bạn nên khảo xác địa chất và lựa chọn phương án chống thấm tầng hầm phù hợp trước khi ra quyết định xây nhà. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các khu vực có vùng thổ nhưỡng cứng chắc.
Vật liệu xây dựng kém chất lượng hoặc thi công không đúng quy trình cũng là yếu tố gây nên thấm dột. Khi lớp bê tông không đạt độ đặc chắc, nước dễ dàng tìm đường xâm nhập qua mao dẫn. Các lỗi như thi công thiếu lớp màng bảo vệ, không dùng băng cản nước đúng cách thường xuyên bị bỏ qua. Nếu bạn muốn được tư vấn về các loại vật liệu xây dựng hãy liên hệ đến với Hùng Cường nhé, chúng tôi là một trong những đơn vi chuyên cung cấp VLXD tại Bình Dương.
Ngoài ra, các mối nối giữa các khối bê tông, khe co giãn hoặc cổ ống xuyên sàn nếu không xử lý đúng cách, sẽ trở thành điểm yếu cho nước thấm xuyên qua hạn chế chống thấm tầng hầm. Hệ thống thoát nước kém hiệu quả càng làm tình trạng thêm trầm trọng, khi nước bị ứ đọng mà không thể thoát ra ngoài.
Phân loại các vị trí cần chống thấm trong tầng hầm
Khu vực sàn tầng hầm là vị trí đầu tiên cần quan tâm, vì tiếp xúc với nền đất bên dưới, nước có thể thấm từ dưới lên theo áp lực thẩm thấu. Những lớp gạch lát không kín khít dễ bị bong, ẩm ướt nếu không được xử lý sớm.
Tường bao tầng hầm hay còn gọi là vách hầm tiếp xúc trực tiếp với đất từ bốn phía cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc chống thấm tầng hầm không hiệu quả. Đây là nơi chịu tác động từ áp lực nước ngang, cao hơn nhiều so với khu vực sàn. Trong trường hợp không xử lý tốt, nước sẽ len vào theo từng vết nứt nhỏ trên bê tông, gây thấm loang. Bạn có thể tham khảo Bảng giá xi măng các loại mới nhất, để đưa ra quyết định lựa chọn loại xi măng xây trát thích hợp với tình hình thực tiển của công trình.
Các mối nối kỹ thuật như khe tiếp giáp, cổ ống xuyên tường hoặc xuyên sàn là vị trí đặc biệt nhạy cảm. Việc thi công cẩu thả ở những khu vực này sẽ tạo điều kiện cho nước thấm len lỏi lâu ngày sẽ làm giảm chất lượng của công trình. Trong khi đó, hệ thống cống thoát nước, hố ga trong tầng hầm nếu không bảo trì định kỳ, cũng dễ gây rò rỉ ngược vào bên trong.
Giải pháp chống thấm tầng hầm phổ biến hiện nay
Một trong những phương pháp hiệu quả là chống thấm thuận, tức xử lý từ phía có nguồn nước tác động. Cách làm này phù hợp trong giai đoạn đầu thi công, khi toàn bộ bề mặt bên ngoài còn dễ tiếp cận. Vì vậy bạn cần thảo luận trước với đơn vị thiết kế thi công để hoạch định được tình hình cũng như phương án thích hợp dành cho công trình của bạn.
Tuy nhiên, với công trình đã hoàn thiện hoặc bị che khuất bởi các công trình liền kề, việc chống thấm tầng hầm trở nên khó khả thi. Lúc này, giải pháp chống thấm ngược tầng hầm sẽ là lựa chọn tối ưu cho các công trình xây dựng. Đây là phương pháp xử lý từ phía bên trong – mặt đối diện với nguồn nước.
Với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, các vật liệu chống thấm hiện đại ngày nay rất đa dạng và phổ biến. Tùy vị trí và điều kiện, có thể dùng màng khò nóng, màng tự dính hoặc màng lỏng gốc polyurethane giúp tăng độ chống thấm tầng hầm tốt hơn. Đặc biệt, chống thấm bằng tinh thể gốc xi măng thẩm thấu sâu vào bê tông đang được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng nhờ độ bền cao.
Kỹ thuật chống thấm ngược tầng hầm Công trình nào cần được áp dụng
Trong thực tế, nhiều tầng hầm đã được đi vào vận hành nhưng gặp tình trạng nước thấm từ ngoài vào. Việc đục phá tường bao để xử lý từ bên ngoài khá tốn thời gian và không thể thực thi. Khi đó, kỹ thuật chống thấm ngược tầng hầm là lựa chọn được ứng dụng nhiều nhất.
Phương pháp này sử dụng các loại vật liệu có khả năng ngăn nước xâm nhập từ phía trong. Các sản phẩm thường dùng gồm sơn gốc xi măng, phụ gia thẩm thấu và màng lỏng chống nước dạng phun hoặc quét hỗ trợ tăng hiệu quả chống thấm tầng hầm. Ưu điểm của kỹ thuật này là dễ thi công, tiết kiệm thời gian và không ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể.
Tuy nhiên, so với phương pháp thuận, chống thấm ngược có thể yêu cầu độ chính xác cao hơn. Sai sót nhỏ như không xử lý kỹ các vết nứt hoặc bề mặt không được vệ sinh đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả ngăn nước.
Chống thấm vách hầm
Vách tầng hầm là nơi chịu áp lực nước ngang cao từ đất. Nếu không được xử lý tốt, các vết thấm sẽ xuất hiện theo đường chân tường hoặc mối nối giữa tường và sàn. Do đó, việc chống thấm vách hầm cần được ưu tiên xử lý kỹ ngay từ giai đoạn đổ bê tông.
Trong nhiều công trình, băng cản nước PVC được lắp đặt chính giữa các mối nối bê tông. Cùng với đó, sử dụng màng chống thấm kết hợp lưới thủy tinh hỗ trợ tăng cường độ bám dính và chống nứt gãy bề mặt. Từ đó, giải pháp này không chỉ mang đến hiệu quả cao trong công tác chống thấm tầng hầm, mà còn góp phần nâng cao độ bền kết cấu.
Tuy nhiên, với một số tính chất đặc thù của công trình, kỹ sư sẽ áp dụng thêm một số phương pháp khác vào trong thi công. Hùng Cường khuyến cáo, bạn nên tham vấn ý kiến đến từ các công ty thiết kế và thi công có kinh nghiệm.
Việc kiểm tra khe co giãn và lỗ rỗng trên tường sau khi đổ bê tông cũng cực kỳ quan trọng. Bởi đây là những điểm tiềm ẩn nguy cơ thấm nước nếu không được xử lý kỹ. Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng phụ gia chống thấm ngay trong bê tông để đạt hiệu quả tối đa. Nếu bạn đang tìm kiếm loại xi măng chất lượng, hãy tham khảo ngay xi măng Nghi Sơn với công nghệ đến từ Nhật Bản.
Các lưu ý khi thi công chống thấm tầng hầm
Việc xác định phương án xử lý nước ngầm từ giai đoạn thiết kế nền móng là bước quyết định hiệu quả lâu dài của toàn bộ hệ thống. Bạn nên chọn vật liệu phù hợp theo từng vị trí để mang lại hiểu quả tốt nhất trong quá trình xây dựng.
Ngoài ra, trước khi lấp đất hoặc hoàn thiện bề mặt, cần tiến hành kiểm tra và nghiệm thu trước khi tiếp tục thi công các hạng mục khác . Bước này giúp phát hiện các điểm rò rỉ sớm, từ đó tìm ra giải pháp xử lý triệt để trước khi tiếp tục quá trình khác. Bên cạnh đó, cũng hạn chế các rủi ro về chi phí sửa chữa.
Đầu tư chống thấm tầng hầm ngay từ ban đầu không chỉ bảo vệ công trình khỏi hư hại mà còn nâng cao giá trị sử dụng trong dài hạn. Đây là khoản đầu tư mang tính chiến lược, giúp công trình bền vững theo thời gian. Thông qua bài chia sẽ, Hùng Cường hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin và lựa chọn được phương pháp dành cho công trình mình.