Cọc khoan nhồi là một trong những khái niệm không còn quá xa lạ đối với dân kỹ thuật xây dựng lành nghề. Tuy nhiên khái niệm này còn khá mơ hồ đối với đa số người không chuyên trong lĩnh vực xây dựng. Trong bài viết hôm nay, Hùng Cường Bình Dương mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về Cọc khoan nhồi là gì? Cấu tạo cọc khoan nhồi như thế nào?
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là loại cọc bê tông cốt thép được thi công trực tiếp trong lòng đất bằng phương pháp khoan tạo lỗ trước. Nhà thầu sử dụng máy khoan chuyên dụng để tạo lỗ khoan với đường kính từ d0,3m đến d1,5m, tùy theo yêu cầu thiết kế. Sau khi lỗ khoan được hình thành, lồng thép được hạ xuống và bê tông được đổ đầy để tạo nên một khối cọc liên kết chặt chẽ với nền đất, đảm bảo khả năng chịu tải cao và độ bền vững vượt trội.
Thông thường cọc bê tông cốt thép khoan nhồi có đường kính trong khoảng từ 0,6 đến 3m phụ thuộc vào yếu tố công trình. Bạn có thể tham khảo bài viết Bảng báo giá xi măng các loại mới nhất để cân đo đong đếm được chi phí xây dựng.
Cấu tạo cọc khoan nhồi
Cấu tạo cọc khoan nhồi gồm bao gồm các thành phần như: cốt thép dọc, cốt thép đai, thép đai tăng cường, con kê bảo vệ cốt thép, ống thăm dò. Đây là một trong những thành phần cấu thành nên cọc khoan nhồi, mỗi thành phần sẽ có một công năng riêng biệt. Để đảm bảo khả năng chịu lực và độ bền của kết cấu công trình.
Cốt thép dọc
Cốt thép dọc đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng khả năng chịu lực cho cọc bê tông cốt thép khoan nhồi. Thông thường sắt d12 là đường kính tối thiểu để thi công loại cọc này, tuỳ thuộc theo yêu cầu của công trình thế nên đường kính này có thể biến đổi. Với cọc chịu nén, hàm lượng cốt thép thường dao động từ 0.2% đến 0.4%. Trong khi đó, đối với cọc chịu uốn, chịu kéo hoặc chịu nhổ, tỷ lệ này tăng lên, dao động từ 0.4% đến 0.65%.
Cốt thép đai và đai tăng cường
Phụ thuộc vào tính chất của cọc thế nên đường kính cũng như là khoảng cách sẽ có sự thay đổi nhất định. Thông thường, loại được hay sử dụng phổ biến từ d6 đến d12 và có thể được bố trí theo dạng đai đơn rời rạc hoặc vòng xoắn liên tục. Trong đó, đai xoắn liên tục mang lại khả năng liên kết chặt chẽ và phân bố lực đều hơn cho lồng thép. Tuy nhiên, phương án này chỉ áp dụng hiệu quả với những cọc có đường kính nhỏ hơn 80cm.
Để đảm bảo độ chắc chắn, thế nên cứ mỗi 2m thì các thợ thầu sẽ bố trí thêm một thép đai với đường kính lớn hơn. Nhằm mục đích tăng cường độ chắc chắn của lòng thép, đường kính phổ biến cho loại đai tăng cường từ d18 đến d20 tuỳ theo yêu cầu của công trình. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm hoặc báo giá về đai sắt, hãy liên hệ đến với Hùng Cường nhé. Chúng tôi có máy bẻ đai với đa dạng kích thước và đáp ứng đủ số lượng mà bạn đang cần sử dụng.
Con kê bảo vệ sắt thép
Con kê đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lớp bê tông bảo vệ xung quanh cốt thép, giúp tăng độ bền và khả năng chống ăn mòn cho kết cấu. Đối với cấu tạo cọc khoan nhồi, lớp bê tông bảo vệ này thường dày khoảng 5 – 7cm. Loại con kê được sử dụng phổ biến là con kê xi măng hình tròn có lỗ ở giữa, được luồn vào các thanh cốt thép đai trong quá trình lắp dựng để đảm bảo khoảng cách đồng đều giữa lồng thép và thành hố khoan.
Ống thăm dò
Số lượng ống thăm dò được sử dụng sẽ phụ thuộc vào tiết diện và đường kính của cọc. Cụ thể, với đường kính dưới 1m, thường cần 3 ống thăm dò, cọc từ 1 – 1.3m sử dụng 4 ống, còn với cọc có đường kính trên 1.3m, số ống có thể từ 5 trở lên để đảm bảo kiểm tra hiệu quả. Tùy theo tính chất của công trình thế nên ống thăm dò có thể thay đổi, bạn nên tham khảo rõ hơn với các kỹ sư và công ty xây dựng.
Vật liệu chế tạo ống thăm dò có thể là nhựa hoặc thép, tuy nhiên đối với các loại cọc với đường kính trên 1.5m hoặc chiều sâu lớn hơn 25m, nên ưu tiên ống thép để tăng độ bền. Bên cạnh đó, ống đường kính 6mm với mục đích kiểm tra siêu âm, còn ống đường kính 114mm thường dùng để khoan lấy mẫu bê tông ở đáy cọc.
Trong cấu tạo cọc khoan nhồi, ống thăm dò thường được hàn cố định vào đai thép hoặc kẹp chặt bằng thanh thép phụ để đảm bảo vị trí chính xác trong quá trình thi công. Đặc biệt, với loại ống đường kính 114mm, cần được đặt cao hơn chân lồng thép khoảng 1 mét và không trùng với vị trí cốt thép chủ. Nhằm tránh ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực và tại mối nối giữa các đoạn lồng thép, việc gia cố ống thăm dò phải thật chắc chắn. Để tránh hiện tượng xê dịch khi đổ bê tông, đảm bảo chất lượng thi công và độ ổn định tổng thể của cọc.
Ống thăm dò phải được lắp đặt ở ít nhất 50% số lượng cọc trong toàn bộ công trình để phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sau thi công. Bên cạnh đó còn tránh tình trạng bê tông không đạt yêu cầu hoặc bị tắc do đất đá. Đầu dưới ống được bịt kín, còn đầu trên có nắp đậy để thuận tiện cho việc kiểm tra sau này.
Móc treo trong thi công cọc khoan nhồi
Móc treo cần được bố trí hợp lý để đầu lồng cốt thép không bị biến dạng đúng theo vị trí móc cẩu đã được tính toán trước đó nhằm đảm bảo an toàn và chính xác khi thao tác. Trong thực tế thi công, để thuận tiện cho việc thi công và vận chuyển, lồng cốt thép thường được chế tạo theo từng đoạn riêng biệt. Phần nối giữa các lồng sử dụng 50% cóc nối và 50% nối buộc, giúp đảm bảo độ chắc chắn và tính liên tục của hệ thống cốt thép trong cấu tạo cọc khoan nhồi.
Một số loại cọc bê tông cốt thép khoan nhồi thịnh hành
Cọc khoan nhồi được phân thành nhiều loại dựa trên hình dạng, phương pháp thi công và khả năng chịu tải. Dưới đây là một số loại thông dụng:
- Cọc khoan nhồi thông thường: Được thi công bằng các phương pháp khoan như khoan gầu, khoan rửa ngược,… Đây là dạng cọc cơ bản, thường được áp dụng cho các công trình dân dụng và công nghiệp thông thường.
- Cọc khoan nhồi mở rộng đáy: Có thiết kế phần đáy mở rộng với đường kính lớn hơn thân cọc. Giúp tăng diện tích tiếp xúc với đất nền, nhờ đó cọc chịu được tải trọng cao hơn từ 5 đến 10% so với cọc thông thường. Bởi vì nó làm tăng khả năng chịu tải dưới mũi, đặc biệt hiệu quả trong điều kiện địa chất phức tạp.
- Cọc barrette: Là loại cọc có tiết diện đặc biệt, phổ biến với các hình dạng như chữ nhật, chữ I, chữ H, chữ thập… Được thi công bằng gầu khoan chuyên dụng, loại cọc này có khả năng chịu tải lớn hơn đến 30% nhờ tăng diện tích tiếp xúc bên.
- Cọc khoan nhồi có xói rửa và bơm vữa xi măng gia cường đáy (CNRBĐ): Đây là loại cọc hiện đại nhất hiện nay. Với kỹ thuật này, cọc có thể đạt sức chịu tải cao gấp 2 – 3 lần so với cọc thông thường, tận dụng tối đa cường độ của bê tông và nền đất.
Thế nên, tùy theo từng loại nên cấu tạo cọc khoan nhồi sẽ khác nhau, vì thế gia chủ cần nhận tư vấn đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng. Nếu bạn muốn tham khảo giá vật liệu xây dựng tại Bình Dương hãy liên hệ đến với Hùng Cường. Để nhận được mức giá chính xác nhất theo từng thời điểm nhé. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là chuẩn, để am hiểu rõ hơn về loại cọc này.
Vai trò và ứng dụng của cọc khoan nhồi trong thi công xây dựng
Ngày này ứng dụng của cọc bê tông cốt thép khoan nhồi được sử dụng phổ biến bởi vì những ưu điểm vượt trội. Có thể kể đến chính là có sức chịu tải lớn và hạn chế làm thay đổi cảnh quan bên ngoài ngay kể thi công tại các công trình khu dân cư đông đúc hay ngõ hẻm. Đó là lý do mà loại này thường được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng, cao tầng thậm chí là công trình cơ sở hạ tầng.
Như vậy bạn đọc đã cùng với Hùng Cường tìm hiểu sơ lược về Cọc khoan nhồi là gì? Cấu tạo cọc khoan nhồi như thế nào? Chúng tôi hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan đến phương pháp thi công nền móng hiện đại này. Trong trường hợp bạn đang cần tư vấn giải pháp vật liệu xây dựng hãy liên hệ đến với Hùng Cường nhé.