Cọc khoan nhồi được ứng dụng đa dạng trong khâu xây dựng, đặc biệt đối với các công trình cần sự chịu tải lớn như cao ốc cao tầng hay đến cả xây dựng dân dụng trong ngõ hẻm. Trong bài viết này hãy cùng Hùng Cường khám phá Cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là chuẩn.
Cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là chuẩn
Độ sâu cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là chuẩn là câu hỏi được nhiều nhà thầu quan tâm khi bắt đầu thi công công trình. Bởi lẽ, chiều sâu của cọc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu móng mà còn quyết định đến chất lượng thi công, đặc biệt là quá trình đổ bê tông.
Độ độ sâu phù hợp của cọc khoan nhồi bao nhiêu mét phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô và tải trọng công trình, đặc điểm địa chất khu vực, tính chất nền đất. Cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thiết kế. Hùng Cường khuyến cáo bạn cần tham khảo ý kiến đến từ các chuyên gia kiến trúc sư để thiết kế độ sâu lý tưởng dành cho công trình mình. Một số loại độ sâu phổ biến dành công trình như:
- Công trình dưới 10 tầng, thường cọc sẽ có đường kính tầm 600-800mm và có chiều sâu từ 15-30m. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu kỹ thuật và điều kiện địa chất thực tế, bạn hoàn toàn có thể thiết kế cọc với chiều sâu lớn hơn nhằm tăng khả năng chịu tải, cải thiện độ ổn định cho móng và đảm bảo an toàn lâu dài cho công trình.
- Đối với các công trình cơ sở hạ tầng hoặc cao tầng, thì đường kính sẽ gần như lớn gấp đôi hoặc gấp 3 lần. Trung bình giao động khoảng 1000 đến 3000mm tuỳ theo yêu cầu cũng như tính chất của công trình. Chiều sâu phổ biến dành cho những công trình này khoảng 50 đến 100m. Một số công trình đặt thì độ sâu có thể lớn hơn.
Một số yếu tố tác động đến độ sâu của cọc khoan nhồi
Có thể thấy, để ước tích được cọc khoan nhồi bao nhiêu mét sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Đặc biệt, đối với những công trình có quy mô lớn và yêu cầu chịu tải trọng cao, việc xác định chính xác độ sâu cọc là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo sự ổn định kết cấu và tuổi thọ lâu dài cho công trình. Cụ thể, độ sâu cọc bê tông cốt thép khoan nhồi sẽ được quyết định dựa trên các yếu tố sau:
Điều kiện địa chất
Đối với các vùng có địa chất đất cứng, đất thịt, việc thi công cọc bê tông cốt thép khoan nhồi trở nên đơn giản hơn. Bởi đặc tính đất chắc chắn giúp giảm thiểu rủi ro lún sụt trong quá trình thi công. Trong những trường hợp này, chiều sâu cọc có thể được điều chỉnh ngắn hơn so với những vùng đất yếu. Đồng thời thời gian thi công cũng sẽ được rút ngắn, giảm chi phí và tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải khảo sát kỹ lưỡng để đảm bảo tính ổn định lâu dài của công trình. Bạn có thể tham khảo bài viết Bảng báo giá xi măng các loại mới nhất để cân đo đong đếm được chi phí xây dựng của mình.
Ở những vùng thi công với nền đất yếu, các kỹ sư cần tính toán cọc khoan nhồi bao nhiêu mét như thế nào cho hợp lý đối gần sông hoặc khu vực có mực nước ngầm cao. chiều sâu của cọc khoan nhồi cần được gia tăng nhằm đảm bảo khả năng chịu tải. Hạn chế lún sụt và tăng độ ổn định cho công trình. Trong những trường hợp này, cọc phải xuyên qua lớp đất yếu và neo vào lớp đất tốt hoặc tầng đá cứng bên dưới. Việc tính toán chiều sâu và đường kính cọc, thế nên bạn cần dựa trên kết quả khảo sát địa chất thực tế để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ cho toàn bộ kết cấu. Để hiểu rõ hơn về chiều sâu chôn móng, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết thông tin cách tính chiều sâu chôn móng chính xác và chuẩn nhất. Giúp bạn có một góc nhìn toàn diện về móng nhà cũng
Phân loại cọc dựa trên cơ chế hoạt động giữa cọc và nền đất
cọc bê tông cốt thép khoan nhồi có thể được chia thành nhiều loại dựa trên cách chúng truyền tải trọng xuống nền đất. Cụ thể gồm:
- Cọc chống: là loại truyền toàn bộ tải trọng công trình trực tiếp xuống lớp đất hoặc đá cứng ở đáy cọc. Lực ma sát giữa thân cọc và đất xung quanh gần như không đáng kể. Vì vậy, khả năng chịu lực của cọc chủ yếu phụ thuộc vào lớp đất nền tại mũi. Cọc chống thường được sử dụng trong các công trình có tải trọng lớn, yêu cầu độ ổn định cao.
- Cọc treo hay còn biết đến là cọc ma sát, dựa vào lực ma sát giữa thân cọc và đất để phân tán tải trọng. Ngoài ra, phần đầu mũi cọc cũng góp phần hỗ trợ chịu lực, loại cọc này thường dùng cho khu vực có nền đất yếu như đất bùn, cát, đất pha sét… Mà không cần phải khoan sâu đến tầng đá gốc. Cọc treo cũng là giải pháp tối ưu để tăng cường khả năng chịu lực trong điều kiện địa chất không thuận lợi.
- Cọc khoan nhồi có chiều dài lớn: Được thi công với chiều sâu lớn để chạm tới lớp đá gốc hoặc lớp đất có sức chịu lực cao. Đồng thời cọc vừa chịu lực nhờ đất ở đầu mũi, vừa nhờ lực kháng của đất đất dọc thân cọc, giúp công trình vững chắc và bền vững hơn.
Phân loại cọc khoan nhồi theo thiết kế phần chân cọc
Tuỳ thuộc vào hình dáng của đáy cọc, cọc khoan nhồi được chia thành hai loại chính:
- Cọc đều: Loại này thường được thi công xuyên qua các lớp đất yếu để tựa lên tầng đất hoặc đá có cường độ cao bên dưới. Nhờ thiết kế đơn giản và hiệu quả, cọc đáy đều được ứng dụng phổ biến trong nhiều loại công trình, đảm bảo tốt khả năng chịu lực và độ ổn định.
- Cọc mở rộng đáy: Được thiết kế với phần chân cọc có hình dạng mở rộng, giúp tăng diện tích tiếp xúc với nền đất. Nhờ đó, khả năng chịu tải của cọc được cải thiện đáng kể — có thể cao hơn gấp 2 đến 2,5 lần so với cọc thông thường. Loại cọc này đặc biệt phù hợp với các công trình yêu cầu tải trọng lớn, xây dựng trên nền đất yếu nhưng bên dưới có lớp đất tốt hoặc tầng đá cứng.
Như vậy bạn đọc đã cùng với Hùng Cường tìm hiểu về thông tin Cọc khoan nhồi bao nhiêu mét là chuẩn. Thông qua bài viết, chúng tôi hy vọng bạn đã tìm ra câu trả lời dành cho mình cũng như năm rõ được một số khái niệm cơ bản. Nếu bạn đang có nhu cầu mua vật liệu xây dựng uy tín tại Bình Dương hãy liên hệ đến với chúng tôi nhé.