Cách Tính Chiều Sâu Chôn Móng Chính Xác Và Chuẩn Nhất

Trong xây dựng, móng nhà là một trong những yếu tố kỹ thuật then chốt khi thi công móng, việc xác định chiều sâu chôn móng giúp công trình của bạn trở nên kiên cố hơn. Gia tăng khả năng chịu lực, chống lún và đảm bảo an toàn lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách tính toán chuẩn xác thông số này. Trong bài viết Hùng Cường Bình Dương sẽ gửi đến bạn các thông tin về cách tính chiều sâu chôn móng chính xác và phù hợp với từng loại công trình.

Móng nhà là gì? Có mấy loại độ sâu chôn móng phổ biến

Móng nhà là phần được thi công ở phía dưới công trình, giúp công trình vững chắc và nâng đỡ toàn bộ tải trọng của công trình. Hiện nay có 2 loại độ sâu phổ biến bao gồm: móng nông và móng sâu, phụ thuộc vào yếu tổ của công trình, nên sẽ có một loại độ sâu riêng. Bạn nên tham khảo ý kiến đến từ chuyên gia hoặc các đơn vị thiết kế thi công để được tư vấn cụ thể.

Móng nông: là loại móng có chiều cao nhỏ hơn 2m thường được ứng dụng để làm bờ tường, công trình nhà dân dụng tải trọng nhẹ. Tuy nhiên loại móng này thường được sử dụng với khu vực có địa chất ổn định hạn chế bị lún.

Móng sâu: loại móng này thường có chiều cao lớn hơn 2m thường được ứng dụng để thi công các công trình nhà ở cao tầng, chung cư hoặc các công trình chịu tải trọng lớn. Việc thi công loại móng sâu thường tốn nhiều chi phí và thời gian hơn so với loại móng nông. Bạn có thể tham khảo đến bài viết các loại móng xây dựng và lưu ý quan trọng khi đào móng, để biết thêm thông tin chi tiết về móng nhà.

Một số loại vật liệu thường được sử dụng thi công móng

Hiện nay, có một số loại vật liệu thường được sử dụng phổ biến như: móng gạch, móng đá, móng bê tông cốt thép. Tùy theo yếu tố của công trình sẽ lựa chọn một loại khác nhau, việc lựa chọn nguyên vật liệu cũng phần nào tác động đến chiều sâu chôn móng

Móng gạch: thường được sử dụng với công trình với tải trọng nhẹ và quy mô nhỏ như: Chuồng trại gia súc, gia cầm,..

Móng đá: Móng đá được thi công từ những phiến đá tảng, và hay ứng dụng để xây dựng bờ tường hoặc những công trình chịu tải trọng trung bình nhẹ.

Móng bê tông cốt thép: Đây là một trong những loại móng được ứng dụng phổ biến, được làm từ bê tông, cốt thép. Loại móng này thường được ứng dụng trong những công trình cao tầng, khu vực dễ bị lung chung cư,… Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp sắt thép uy tín trên địa bàn Bình Dương hoặc vùng lân cận hãy tham khảo đến với Hùng Cường. Chúng tôi là một trong những đơn vị chuyên cung cấp vật liệu xây dựng tại Bình Dương với hơn 20 năm kinh nghiệm.

Chiều sâu chôn móng tối thiểu là bao nhiêu

Chiều sâu chôn móng nhà tối thiểu được tính từ mặt đất đến điểm thấp nhất của móng nhà khoảng 1.5m đến 3m đối với móng nông. Tuy nhiên khoảng cách có thể được thay đổi vì bị ảnh hưởng đến một số yếu tố khác như: đặc tính địa chất, cấu tạo của công trình, khí hậu,… Thế nên Hùng Cường khuyến khích bạn nên tham khảo ý kiến đến từ các chuyên gia xây dựng.

Một số yếu tố tác động đến chiều sâu chôn móng nhà

Như chúng tôi đã đề cập, chiều sâu chôn móng không cố định mà bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất nền, tải trọng công trình, mực nước ngầm và điều kiện địa chất tại khu vực xây dựng. Việc xác định chính xác các yếu tố này sẽ giúp lựa chọn giải pháp móng phù hợp, đảm bảo tính ổn định và tuổi thọ cho công trình.

Điều kiện tự nhiên của khu vực: Các yếu tố như mực nước ngầm cao hoặc khí hậu khắc nghiệt mưa bão, lũ lụt… Có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ ổn định của móng. Trong những trường hợp này, móng cần được chôn sâu hơn để hạn chế nguy cơ sụt lún và đảm bảo an toàn cho công trình trước các tác động từ môi trường.

Đặc tính của công trình: Tải trọng là một trong những phần đáng được lưu ý, vì tải trọng càng lớn thì chiều sâu móng nhà cần phải tính toán để bẩm bảo khả năng chịu lực. Thế nên, công trình càng cao thì chiều sâu móng nhà phải tỷ lệ thuận và thiết kế sâu hơn. Để đảm bảo độ chắc chắn, phân bố lực đều xuống nền đất và tăng độ ổn định cho toàn bộ kết cấu.

Điều kiện địa chất của công trình: Địa chất là một trong những yếu tố cần được khảo sát trước. Trong trường hợp, đất nền cứng sẽ mang đến khả năng chịu lực tốt hơn. Tuy nhiên, nếu đất nền có dấu hiệu lúng, mền thì khả năng chịu lực kém nên cần đào móng sâu hơn.

Lưu ý chiều sâu chôn móng cũng có thể tác động từ các công trình lân cận, móng của công trình mới cũng cần được thiết kế với chiều sâu tương ứng hoặc lớn hơn. Điều này giúp hạn chế ảnh hưởng lẫn nhau giữa các móng, đồng thời đảm bảo sự ổn định và an toàn cho cả hai công trình trong quá trình sử dụng. Nếu bạn đang cần tư vấn vật liệu xây dựng dành cho công trình của mình hãy liên hệ đến với Hùng Cường Bình Dương để biết thêm chi tiết.

Những cơ sở để tính chiều sâu chôn móng

Móng cần được đặt trên lớp đất tự nhiên có khả năng chịu lực tốt, với độ dày tối thiểu 0,3m. Lưu ý: cần loại bỏ hoàn toàn lớp đất san lấp, xà bần hoặc các lớp đất yếu phía trên để lộ ra lớp đất thịt ổn định. Đồng thời, móng phải được thiết kế sao cho toàn bộ lực xô ngang (Qtt) do áp lực đất xung quanh được truyền và phân tán đều, nhằm ngăn chặn hiện tượng dịch chuyển ngang, trượt móng hoặc sụp đổ, đảm bảo an toàn và ổn định lâu dài cho công trình.

Công thức tính chiều sâu chôn móng tối thiểu

Công thức trên chỉ áp dụng cho các loại móng nông như móng đơn, móng băng và móng bè. Trong trường hợp sử dụng móng cọc, lực xô ngang có thể được cọc chịu trực tiếp, nhưng khi đó cọc sẽ làm việc theo cơ chế chịu uốn. Do đó, cần kiểm tra theo tiêu chuẩn thiết kế móng cọc đài cao để đảm bảo an toàn.

Đối với công trình có tầng hầm hoặc bán hầm, giải pháp móng nông thường được áp dụng là móng bè — trong đó sàn hầm cũng chính là phần móng. Khi đó, chiều sâu chôn móng sẽ tương đương với chiều sâu của hầm.

Cần đặc biệt lưu ý đến mực nước ngầm, nếu mực nước ngầm cao và công trình xây chen, việc chôn móng sâu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các công trình lân cận. Đồng thời làm phức tạp quá trình thi công do phải xử lý chống sạt lở và hạ thấp mực nước ngầm — gây tốn kém đáng kể. Vì vậy, nếu điều kiện cho phép, nên lựa chọn chiều sâu chôn móng cao hơn mực nước ngầm.

Cuối cùng, móng phải được đặt sâu hơn các hệ thống đường ống giao thông ngầm ít nhất 0,5 mét để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật ngầm. Bạn đọc có thể tham khảo bảng báo giá xi măng các loại mới nhất, để cập nhật bảng giá trước khi xây dựng.

Thông qua bài viết Hùng Cường Bình Dương hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về cách tính chiều sâu chôn móng chính xác và chuẩn nhất. Lưu ý bài viết chỉ mang tính tham khảo thế nên bạn cần gặp gỡ các chuyên gia để nhận tư vấn kỹ hơn về tình trạng hiện tại của công trình mình. 

admin: